Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế

Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế

Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu càphê nhân toàn cầu, nhưng chủ yếu xuất thô. Để nâng cao giá trị và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, cần phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại; phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu. Thông qua việc xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế, Việt Nam mong muốn người tiêu dùng trên thế giới không chỉ được thưởng thức những sản phẩm cà phê chế biến có chất lượng cao; mà còn được trải nghiệm những giá trị văn hóa vùng miền đặc sắc của Việt Nam.

Nhưng, để doanh nghiệp có thể hoàn thiện hóa vấn đề pháp lý, việc xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế cần có những thủ tục pháp lý nào, hãy cùng C.A.O Media tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Xin giấy phép để xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế căn cứ vào cơ sở pháp lý

Theo quyết định số 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế và một số quy định gồm:

  •  Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
  •  Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007
  •  Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
  •  Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
  •  Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
  •  Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 07 tháng 8 năm 2003;
  •  Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Những giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế gồm các loại giấy nào? 

⇒ Ngoài việc cần các giấy phép con để kinh doanh mặt hàng cà phê rang xay trong nước là:

  • Giấy phép kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất;
  • Tự công bố sản phẩm,
  • kiểm nghiệm sản phẩm…

Thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đáp ứng nhu cầu pháp lý tại nước nhập khẩu sản phẩm. Khi đăng ký giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế sẽ cần một trong hai:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
  • Giấy chứng nhận y tế (HC)

Nhầm chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thông tin đầy đủ của sản phẩm và sản phẩm đã được phép lưu hành tại nước xuất khẩu sản phẩm.

“Mẫu sản phẩm cà phê thực hiện thủ tục để xuất khẩu tại C.A.O Media”

Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu càphê rang xay sang thị trường quốc tế
Sản phẩm cà phê ( Ảnh: C.A.O Media)

Có 2 điều kiện xin cấp giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế

Sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài; (đặc biệt là cà phê rang xay) được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)  giấy chứng nhận y tế (HCphải đáp ứng được 2 điều kiện sau:

– Thứ nhất: Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.

– Thức hai: Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Tiếp theo, C.A.O Media hướng dẫn quy trình thực hiện 06 loại giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế như nêu trên, cụ thể:

Thứ 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập giấy phép kinh doanh nộp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư dựa vào Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp

► Cách làm: Hồ sơ bạn tải từ trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx và làm theo hướng dẫn, sau đó bạn tạo tài khoản và up hồ sơ lên, trong thời gian 03 ngày làm việc sẽ có kết quả (nếu hồ sơ hợp lệ)

– Hồ sơ đầy đủ gồm:

  •  Đơn đề nghị thành lập công ty (theo mẫu)
  •  Điều lệ công ty (theo mẫu)
  •  Chứng minh nhân dân hoặc Passport của người đại diện pháp luật

Lưu ý: trên giấy phép kinh doanh phải có ngành nghề sản xuất và kinh doanh cà phê.

– Thời gian lập giấy phép kinh doanh tại Sở KHDT 05 đến 07 ngày làm việc.

– Xem thêm hồ sơ thành lập giấy phép đăng ký kinh doanh tại đây

Thứ 2: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nộp tại ban quản lý an toàn thực phẩm dựa vào nghị định:

–  Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011

–  Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

► Cách làm: Bạn vào trang website của ban quản lý an toàn thực phẩm tại http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn 

Sau đó tải đơn đề nghị theo mẫu quy định và kèm theo hồ sơ đầy đủ gồm:

  •  Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê (như C.A.O nêu ở bước 1).
  •  Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất cà phê;
  •  Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh cà phê;
  •  Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản; phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  •  Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh cà phê
  •  Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh cà phê.
    – Giấy phép an toàn thực phẩm nơi sản xuất cà phê có thời gian 03 năm, sau 03 năm doanh nghiệp phải xin cấp lại, thành phần hồ sơ xin cấp lại giống ban đầu – Xem them hướng dẫn xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại đây

=> Xem thêm: Quy trình và thời gian thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm

Thứ 3: Kiểm nghiệm sản phẩm cà phê

Cách làm: Bạn chuẩn bị 03 mẫu sản phẩm cà phê, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn sau:

  •  Quyết định 46/2007/QĐ-BYT; Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
  •  QCVN 8-2:2011/BYT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  •  QCVN 8-1:2011/BYT; Quy chuẩn quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

– Mang sản phẩm cà phê đến trung tâm để kiểm nghiệm

** Lưu ý: kiểm nghiệm tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận  – Xem thêm Danh sách các cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại đây

Sau 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày gửi mẫu) bạn đến nhận lại phiếu kết qủa kiểm nghiệm

Thứ 4: Tự công bố sản phẩm cà phê

– Tự công bố sản phẩm cà phê dựa vào nghị định Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm và nộp tại Ban quản lý an toàn thực phẩm

Cách làm: bạn vào website http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn tải bản công bố sản phẩm và làm theo hướng dẫn, sau đó kèm theo những giấy tờ pháp lý như C.A.O nêu ở Bước 1, bước 2, bước 3 cụ thể gồm:

  •  Giấy phép đăng ký kinh doanh (như C.A.O nêu ở thứ 1)
  •  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (như C.A.O nêu ở thứ 2)
  •  Kết quả kiểm nghiệm cà phê (như C.A.O nêu ở thứ 3)

– Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ đăng tải hồ sơ công bố lên website, sau 3 đến 05 ngày hồ sơ của bạn sẽ đăng tải thành công.

=> Hướng dẫn công bố sản phẩm cà phê – tại đây

Thứ 5: Giấy chứng nhận lưu hành tự do cfs (hay còn gọi là giấy phép xuất khẩu)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do có tên gọi tiếng anh là Certificate of Free Sale do Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cứ vào quy định: Quyết định 10/2010/QĐ-TTg – Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

Cách làm: Bạn tải hồ sơ theo quy định tại nghị định 10/2010/QĐ-ttg và làm theo thướng dẫn sau đó kèm theo đầy đủ các giấy phép như C.A.O nều ở 4 điều trên, cụ thể gồm:

Hồ sơ 01 bộ nộp tại Bộ Công Thương.

– Trong thời gian 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ) bạn đến nhận kết quả là giấy chứng nhận lưu hành tự do; trường hợp có sửa đổi bổ sung thì Bộ Công Thương sẽ ra công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ

Thứ 6: Giấy chứng nhận y tế (Heath certificate)

– Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng anh là Health Certificate do Bộ Y Tế quản lý và cấp giấy chứng nhận dựa vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu

Cách làm: Bạn vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu tải hồ sơ theo mẫu và làm theo hướng dẫn sau đó kèm theo những giấy tờ pháp lý như C.A.O nêu ở Bước 1, bước 2, bước 3 và bước 4, cụ thể gồm:

  •  Giấy phép đăng ký kinh doanh
  •  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất cà phê
  •  Kết quả kiểm nghiệm trà (lưu ý: trên phiếu kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện số lô hàng, hạn sử dụng sản phẩm)
  •  Bản tự công bố sản phẩm cà phê

– Hồ sơ 01 bộ nộp tại Bộ Y Tế

– Trong thời gian 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ) bạn đến nhận kết quả là giấy chứng nhận lưu hành tự do; trường hợp có sửa đổi bổ sung thì Bộ Y Tế sẽ ra công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Cơ quan thẩm quyền quản lý và cấp giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế

Hiện nay có 03 cơ quan thẩm quyền quản lý và cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do CFS/HC, Để biết những sản phẩm, mặt hàng của mình được cơ quan nào quản lý, hãy xem những nội dung C.A.O Media liệt kê dưới đây:

1/ Bộ Y Tế quản lý

  •  Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung
  •  Phụ gia thực phẩm
  •  Nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên
  •  Thuốc và mỹ phẩm

2/ Bộ Công Thương quản lý

  •  Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo yêu cầu quy định của pháp luật
  •  Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
  •  Sản phẩm, hàng hoá khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan nêu tại phụ lục này.

3/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

  •  Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi.
  •  Vật tư nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; phân bón; thức ăn; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  •  Sản phẩm trong nuôi trồng; thu hoạch; chế biến; bảo quản; vận chuyển nông sản; lâm sản; thuỷ sản; muối.
  •  Phụ gia, hoá chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật.

Lưu ý khi xin giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế

– Cơ quan cấp CFS/HC có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS/HC hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS/HC đã cấp trước đó.

– Số lượng CFS/HC được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.

– Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS/HC; cấp lại do mất; thất lạc CFS/HC; thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS/HC. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ; đúng quy định; cơ quan cấp CFS/HC xem xét điều chỉnh; cấp lại CFS/HC cho thương nhân.

Lưu ý khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế

Để có thể xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, bạn nên tham khảo những lưu ý dưới đây: 

  • Cần có xác nhận đảm bảo chất lượng hàng hóa và giấy tờ kiểm dịch. Đây là những giấy tờ tiên quyết để hàng hóa có thể nhập cảnh vào các quốc gia khác.

  • Cần chuẩn bị giấy tờ đầy đủ; khai báo trên cổng thông tin một chiều Quốc gia trước khi làm việc với Hải quan.

  • Tìm kiếm đơn vị vận chuyển uy tín; chất lượng và được đánh giá tốt. Không nên ham các đơn vị vận chuyển giá rẻ bởi thường đi kèm với chất lượng không tốt.

Dịch vụ làm giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế tại C.A.O Media

Trước khi thực hiện dịch vụ C.A.O Media sẽ tiến hành tư vấn đề khách hàng nắm rõ hơn về thủ tục xuất khẩu sản phẩm; nếu hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện doanh nghiệp sẽ dễ dàng làm việc tại hải quan để qua trình đưa hàng đi được thuận tiện hơn.

  • Tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp về hồ sơ; và thủ tục làm giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế.
  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị những giấy tờ pháp lý liên quan đến việc xin giấy phép xuất khẩu.
  • Trường hợp doanh nghiệp chưa có kết quả kiểm nghiệm theo yêu cầu; hoặc chưa có các giấy phép con; C.A.O Media sẽ hỗ trợ thực hiện các giấy phép cho khách hàng.
  • Tiếp nhận hồ sơ có sẵn từ khách hàng và kiểm tra tính pháp lý.
  • Soạn hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay; và gửi đến khách hàng ký tên và đóng dấu.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Theo dõi hồ sơ đã nộp tại cơ quan cho đến khi có kết quả hồ sơ đạt.
  • Đại diện khách hàng nhận giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế; và giao tận nơi cho doanh nghiệp.
  • Hoàn thành dịch vụ và tư vấn hậu kiểm (nếu có).

Công ty TNHH DV Tư Vấn Truyền Thông C.A.O

Là một trong những công ty được nhiều người biết đến với phong cách làm việc chuyên nghiệp và nhiệt tình. Với đội ngũ luật sư và chuyên gia tư vấn dày kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cùng với mối quan hệ thân thiết với cơ quan nhà nước, C.A.O Media luôn cam kết cung cấp cho khác hàng những dịch vụ chất lượng và độ tin cậy cùng các giải pháp toàn diện; sáng tạo cho các vấn đề của quý khách hàng;
Với quy trình làm việc trình tự và khoa học; chắc chắn quý vị sẽ cảm thấy tin tưởng và yên tâm khi hợp tác với chúng tôi để xin giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế.

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Trên đây là những thông tin về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu cà phê rang xay sang thị trường quốc tế theo quy định. Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện dịch vụ TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG – UY TÍN.

Liên hệ C.A.O Media qua số điện thoại: (028) 6275 0707  |  0903 145 175  |  0903 145 178 hoặc gửi về địa chỉ email lienhe@tuvangiayphepcao.com để được cung cấp thông tin chính xác nhất.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *