Thực hiện xin giấy phép CFS cho mặt hàng thủy sản khô xuất khẩu

Thực hiện xin giấy phép CFS cho mặt hàng thủy sản khô xuất khẩu

Các mặt hàng thủy sản Khô của việt nam hiện nay đã và đang có mặt tại hơn 50 nước trên thế giới. Hầu hết các thị trường đều có sự tăng trưởng rất khả quan, ở mức từ 2- 3 con số. Năm 2009, vượt qua ASEAN, Hàn Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản khô Việt Nam. Khối lượng đạt xấp xỉ 12.000 tấn (tăng 147,3%), giá trị gần 60 triệu USD (tăng 70,8%). ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là những thị trường nhập khẩu thủy sản khô chính của Việt Nam, chiếm trên 80% thị phần xuất khẩu của cả nước. Thế nhưng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp ta muốn xuất khẩu nhưng không biết thủ tục xuất khẩu ra sao? Và giấy phép CFS cho mặt hàng thủy sản khô xuất khẩu là gì? Khi nào phải thực hiện CFS cho sản phẩm?

Các thông tin trên giấy phép CFS cho mặt hàng thủy sản khô xuất khẩu

Giấy phép CFS hay còn gọi là giấy chứng nhận lưu hành tự do – Ceretificate off free sale là giấy phép do cơ quan nhà nước cấp cho doanh nghiệp, thương nhân có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài

  • Tên cơ quan cấp CFS;
  • Số tham chiếu của CFS;
  • Ngày cấp của CFS;
  • Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS;
  • Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS;
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
  • Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm; hàng hóa được sản xuất và bán tự do tại thị trường của nước sản xuất;
  • Họ tên, chữ ký, chức danh của người cấp CFS và con dấu của cơ quan cấp CFS.

Quy trình xin cấp giấy phép CFS cho mặt hàng thủy sản khô xuất khẩu

Thương nhân gửi hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện; hoặc trực tuyến đến cơ quan cấp CFS, hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng; mã HS của hàng hóa; số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký; số hiệu tiêu chuẩn (nếu có); thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có); nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có); bao gồm tên, địa chỉ; của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm xuất khẩu; (bản sao y công chứng)
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất; (bản sao y công chứng)

      ⇒  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp CFS cho thương nhân.

      ⇒  Số lượng CFS được cấp theo yêu cầu của thương nhân.

Giấy phép CFS cho mặt hàng thủy sản khô xuất khẩu (Ảnh C.A.O)

Lưu ý hợp pháp hóa lãnh sự cho giấy phép CFS cho mặt hàng thủy sản khô xuất khẩu

  • Trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan; CFS do nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp; phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.

Liên hệ dịch vụ xin giấy phép CFS cho mặt hàng thủy sản khô xuất khẩu

  • C.A.O Media tự hòa là đơn vị đi đầu cả nước trong lĩnh vực tư vấn các dịch vụ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do; Certificate of free sale cho tất cả các mặt hàng sản phẩm. Chúng tôi luôn theo sát mọi bước tiến nhằm giúp quý doanh nghiệp an tâm lo cho việc sản xuất cũng như đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O

  • Địa chỉ: 44 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Gò Vấp, Tp HCM
  • Hotline: 0903 145 178
  • Mail: info@giayphepantoanthucpham.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *