Thực hiện giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng

Thực hiện giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng

Lạp xưởng hay còn gọi là lạp sườn là một trong những món ăn chế biến sẵn được du nhập vào Việt Nam. Thành phần của lạp xưởng bao gồm thịt lợn, mỡ lợn, đường, muối, một chút rượu và các loại gia vị khác. Đây là một món ăn được nhiều người ưa chuộng vì sự tiện lợi cũng như có rất nhiều các món ngon từ lạp xưởng. Vì được yêu thích mà hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất lạp xưởng được mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì là ngành nghề có điều kiện nên để được kinh doanh một cách hợp pháp doanh nghiệp cần thực hiện giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng để đảm bảo và chứng minh được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng.

Cơ sở pháp lý

 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

 Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;

Thành phần hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng

+ Đơn đề nghị xin giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng(theo mẫu C.A.O Media cung cấp);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu.

+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Điều kiện cấp giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng

Để được cấp giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng, cơ sở phải đảm bảo các điều kiện như sau:

– Khu vực sản xuất; chế biến thực phẩm phải được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh ô nhiễm.

– Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không sản xuất; giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu; sơ chế; chế biến; bao gói; kho hàng; khu vệ sinh; khu thay trang phục; khu nhà ăn để tránh ô nhiễm chéo.

– Kho chứa đựng và bảo quản thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.

– Thiết kế, bố trí nhà xưởng phải phù hợp với công nghệ và chủng loại sản phẩm, phòng ngừa được sự ô nhiễm chéo thực phẩm giữa các công đoạn sản xuất cũng như khi thao tác, chế biến và xử lý thực phẩm.

– Kết cấu nhà xưởng phải đảm bảo theo đúng quy định về: tường; trần; nền; cửa; các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm; hệ thống chiếu sáng,…

Thực hiện giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng
Mẫu giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng (Ảnh C.A.O)

Thời gian thực hiện giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng

– Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ quan nhà nước: từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;

– Hiệu lực của giấy phép ATTP là 03 năm, kể từ ngày cấp phép;

– Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Dịch vụ xin giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng tại C.A.O Media

– Tiếp nhận tài liệu, thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề làm giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng;

– Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan;

– Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất và đưa ra giải pháp, cách khắc phục tối ưu nhất;

– Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo một chiều;

– Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu; sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi chế biến; sổ quản lý sức khỏe nhân viên;

– Hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức ATTP và khám sức khỏe (nếu chưa có);

– Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP tại cơ quan quản lý; Đóng phí (nếu có);

– Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận ATTP;

– Theo dõi hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận ATTP từ cơ quan chức năng;

– Giao giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ;

Thông tin liên hệ dịch vụ

Hãy đến với C.A.O Media để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tư vấn miễn phí, được thực hiện dịch vụ NHANH CHÓNGUY TÍNTRỌN GÓI; liên quan đến giấy phép ATTP tại cơ sở sản xuất lạp xưởng nói riêng và giấy phép ATTP nói chung. Vui lòng liên hệ C.A.O qua số điện thoại 0903.145.178 để biết thêm thông tin chi tiết.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *