Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương
An toàn thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn đến đời sống xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng nên luôn là vấn đề được xã hội quan tâm nhất. Kiểm soát an toàn thực phẩm được cơ quan chức năng ngày một siết chặt để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Với những mối lo ngại xảy ra mỗi ngày, người tiêu dùng hiện nay cũng đã biết lựa chọn cho mình những loại thực phẩm tốt nhất. Từ những điều đó khiến doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm hơn để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường. Và điều thiết yếu doanh nghiệp phải làm đó chính là xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng kinh doanh thực phẩm của mình. Sau đây, hãy cùng C.A.O Media tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhé!
Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; (theo mẫu Thông tư 43/2018/TT-BCT); (C.A.O thực hiện)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh; (bản sao y có chứng thực)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; (theo mẫu Thông tư 43/2018/TT-BCT); (C.A.O thực hiện)
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm; (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép an toan vệ sinh thực phẩm
- Giả mạo hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;
- Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;
- Đã chấm dứt hoạt động sản xuất; kinh doanh.
Quy trình xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tiếp nhận; kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
- Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở: Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
- Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở: Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt”; hoặc “Không đạt”; hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định
- Cấp Giấy chứng nhận: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”; cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở
Hiệu lực giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất; kinh doanh thực phẩm; trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn; tổ chức; cá nhân sản xuất; kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định
- Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại; hiệu lực của Giấy chứng nhận được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó hoặc 03 năm kể từ ngày cấp lại tùy theo trường hợp cấp lại giấy chứng nhận
C.A.O Media hướng dẫn doanh nghiệp xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định, tư vấn chính xác cho cơ sở bố trí theo đúng nguyên tắc một chiều và đảm bảo ra giấy sau lần đầu thẩm định. Gọi C.A.O 0903.145.178 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!