Điều kiện xin giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất tương ớt

Điều kiện xin giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất tương ớt

Tương ớt là thứ nước chấm cay có dạng đặc sệt như nước sốt và có màu đỏ, được làm từ nguyên liệu chính là ớt xay nhuyễn kết hợp với một số gia vị khác. Những nước trồng được ớt đều có tập quán làm tương ớt. Vậy điều kiện để xin giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất tương ớt ra sao? Phải sắp xếp quy trình như thế nào cho đúng? Hãy cùng C.A.O Media tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay nhé!

Hướng dẫn chung về điều kiện xin giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất tương ớt

Địa điểm, môi trường

  • Nhà xưởng chế biến được bố trí toàn bộ ở một khu vực riêng biệt; không chung lẫn trong các khu vực sinh hoạt hoặc các khu vực hoạt động khác.
  • Tránh khu vực dễ bị ứ nước; ngập lụt; trừ khi có biện pháp bảo vệ; phòng ngừa hữu hiệu.
  • Cách xa hoặc có biện pháp ngăn ngừa; giảm thiểu và loại bỏ hữu hiệu các nguy cơ ô nhiễm từ môi trường. Các nguồn có thể gây ô nhiễm là khu vực ô nhiễm bụi, chất độc hại, cống rãnh, nơi tập kết chất thải; công trình vệ sinh; nơi bày bán gia súc; gia cầm; khu vực có ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp; xây dựng; giao thông….
  • Có đủ nguồn cung cấp điện; nước và thuận tiện về giao thông để phục vụ cho việc cung cấp và vận chuyển nguyên liệu; thành phẩm.

Thiết kế, bố trí nhà xưởng

Có đủ diện tích để phân chia nhà xưởng thành các khu vực khác nhau và có sự phân cách cần thiết giữa các khu vực để tránh ô nhiễm chéo. Cơ sở tối thiểu phải có các khu vực sau:

  • Khu vực tiếp nhận nguyên liệu
  • Kho bảo quản nguyên liệu, phụ liệu;
  • Kho bảo quản phụ gia thực phẩm;
  • Khu vực sơ chế, chế biến;
  • Khu vực đóng gói;
  • Kho bảo quản sản phẩm;
  • Các khu vực phụ trợ khác như phòng kiểm tra chất lượng, khu vực điều hành, khu nhà ăn, khu vực vệ sinh cá nhân, khu vực chứa dụng cụ, hóa chất tẩy rửa, khu vực tập kết, xử lý chất thải, sân phơi…
  • Các khu vực phục vụ trực tiếp cho chế biến được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để thuận lợi cho quá trình sản xuất, vận chuyển và làm sạch.
Giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở (Ảnh C.A.O)

Kết cấu nhà xưởng

  • Nhà xưởng có đủ kết cấu bao che (tường, cửa đi, cửa sổ, cửa kính). Kết cấu bao che và sàn nhà đảm bảo yêu cầu: làm bằng các vật liệu bền chắc, ít thấm nước, không đọng nước; không gây ảnh hưởng đến sản phẩm chế biến; thuận tiện cho việc vệ sinh công nghiệp; tránh sự xâm nhập và cư ngụ của sinh vật gây hại; tránh được ô nhiễm từ môi trường xung quanh.
  • Trần nhà: phẳng, sáng màu, không dột, thấm nước, không rạn nứt, tránh bám, đọng các chất bẩn.
  • Nền (sàn) nhà: phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, dễ cọ rửa, vệ sinh, không trơn, không thấm nước, không đọng nước.
  • Cửa ra vào làm bằng vật liệu chắc chắn, nhẵn, phẳng, ít thấm nước, đóng kín (tốt nhất là tự động đóng mở), thuận tiện cho việc làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập. Một số cơ sở có nguy cơ cao về ATTP (sản xuất thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm đóng hộp) cần thiết kế hố nước sát trùng ủng ở cửa ra vào.
  • Tường và góc tường nhà: Tường phải phẳng, sáng màu, không thấm nước hay đọng nước, làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm đối với thực phẩm; các góc nhà có góc lượn rộng để dễ lau chùi.
  • Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: bền vững, dễ lau chùi, duy tu, bảo dưỡng và khử trùng. Phải làm bằng các vật liệu nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm ra thực phẩm, không bị ăn mòn bởi các chất tẩy rửa, khử trùng trong điều kiện bình thường.

Hồ sơ xin giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất tương ớt

Vui lòng liên hệ với C.A.O Media 0903.145.178 để được chúng tôi tư vấn; hỗ trợ thêm thông tin về điều kiện xin giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất tương ớt nói riêng cũng như các cơ sở sản xuất khác.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *