Thời gian thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm rang xay cà phê
Ngày nay, bên cạnh các mô hình quán cà phê truyền thống, không ít quán còn mở rộng thêm rang xay và đóng gói cà phê tại quán để bán cho khách mang về. Đối với mô hình này, cơ sở cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là giấy phép an toàn thực phẩm) với hai loại hình: kinh doanh dịch vụ ăn uống và rang, xay, đóng gói cà phê.
Đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, CAO Media đã có hướng dẫn ở các bài viết trước. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn mọi người xin giấy phép an toàn thực phẩm rang xay cà phê. Cùng tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
– Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm; trong đó còn có nêu rõ những vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Giấy phép cần có khi kinh doanh quán cà phê kết hợp với rang xay, đóng gói cà phê tại chỗ
» Thứ 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp và được hoạt động tại trụ sở.
» Thứ 2: Giấy phép an toàn thực phẩm cho hai loại hình: kinh doanh dịch vụ ăn uống và rang, xay, đóng gói cà phê.
» Thứ 3: Bản tự công bố cho các sản phẩm cà phê đã rang/xay
“Mẫu Giấy phép an toàn thực phẩm rang xay cà phê do CAO Media thực hiện”
Hồ sơ đăng ký xin giấy phép an toàn thực phẩm gồm
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép hộ kinh doanh;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp tham gia kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh quán cà phê rang xay.
Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm rang xay cà phê
– Cơ sở chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Sở An toàn thực phẩm (nếu quán có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh) hoặc Sở Y tế hoặc các cơ quan khác tùy theo sự phân công nhiệm vụ của từng địa phương (nếu quán có địa chỉ ở tỉnh, thành khác).
– Tổng thời gian xin giấy phép an toàn thực phẩm là từ 20 đến 25 ngày làm việc. Trong đó, trong 7 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, sẽ có đoàn thẩm định xuống cơ sở để thẩm định thực tế các điều kiện về an toàn thực phẩm.
– Giấy phép an toàn thực phẩm có thời hạn 03 năm tính từ ngày cấp.
Mức xử phạt đối với cơ sở không có Giấy phép an toàn thực phẩm
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cơ sở hoạt động không có Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Thông tin liên hệ dịch vụ
Trên đây là những thông tin cần thiết về giấy phép an toàn thực phẩm rang xay cà phê. Nếu quý khách hàng có nhu cầu làm giấy phép NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN – CHI PHÍ HỢP LÝ. Vui lòng liên hệ CAO Media qua số điện thoại 0903 145 175 – 0903 145 178 để biết thêm thông tin chi tiết.
>>> Chủ đề liên quan:
- Quy định về giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất bánh croissant
- Dịch vụ xin giấy phép ATTP để bán lẻ sản phẩm theo danh mục tại TPHCM
- Dịch vụ đăng ký giấy phép ATTP cơ sở sản xuất bánh trung thu
- Đăng ký giấy phép ATTP kinh doanh dịch vụ ăn uống cho khu cắm trại
- Dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm quán gỏi gà măng cụt
- Hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận ATTP tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán lẩu chay đúng quy định