Dịch vụ thực hiện giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) tại C.A.O Media

Dịch vụ thực hiện giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) tại C.A.O Media

Là một trong những loại giấy tờ cần thiết trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) vô cùng quan trọng. 

Với hàng nhập khẩu, có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật; kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự; nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Nếu bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoặc giao nhận vận tải thì chắc hẳn sẽ có lúc cần xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Nắm bắt được mong muốn của khách hàng; công ty C.A.O Media chúng tôi triển khai dịch vụ hỗ trợ cho quý doanh nghiệp trong việc thực hiện dịch vụ. Để doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh với tiêu chí chia sẻ; gánh vác nỗi lo về thời gian; và công việc giấy tờ. 

Cùng tìm hiểu về giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là giấy chứng nhận của công tác quản lý Nhà nước cấp nhằm ngăn chặn những loài sâu; bệnh; cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

Với hàng hóa nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật; phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự; nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để có thể xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Kiểm dịch động – thực vật, đều thuộc loại kiểm tra chất lượng, nhà nước ta bắt buộc với một số hàng hóa. Nếu lô hàng chưa được làm kiểm dịch sẽ bị “hoãn lại” khi làm thủ tục hải quan.

“Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)”

Dịch vụ thực hiện giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) tại C.A.O Media
Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật – Phytosanitary Certificate do Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp.

Căn cứ vào cơ sở pháp lý để xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

  • Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 quy định chế độ thu; nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
  • Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự; thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu; xuất khẩu; quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
  • Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 sửa đổi; bổ sung một số điều của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
  • Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018 quy định bảng mã HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn.

Mục đích của việc xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

  • Đối với hàng nhập khẩu: Đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước nhập khẩu.
  • Đối với hàng xuất khẩu: Là căn cứ chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài

Các mặt hàng cần phải xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Không phải mặt hàng nào có nguồn gốc thực vật đều phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Căn cứ vào điều 1,2,3 của Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sau đây sẽ là danh mục hàng hóa bắt buộc phải kiểm dịch thực vật trước khi được Xuất/ nhập khẩu qua Việt Nam gồm:

+ Hàng hóa có nguồn gốc liên quan đến thực vật như gỗ, nông sản chè, gạo, cà phê, tiêu,..

+ Hàng hóa được đóng gói bao bì từ gỗ hoặc pallet là gỗ, gỗ đóng gói hàng máy móc, phụ tùng,..

+ Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quyết định.

Thủ tục xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Đăng ký kiểm dịch thực vật

Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT, chủ vật thể nộp 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua Cơ chế một cửa Quốc gia.

Thành phần hồ sơ kiểm dịch thực vật

    1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch và khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch)
    2. Hợp đồng mua bán hàng hóa (bắt buộc) cùng vận đơn + invoice + packing list (nếu có)
    3. Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền)

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ; cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra lô vật thể theo trình tự sau đây:

  • Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra bên ngoài lô vật thể; bao bì đóng gói; phương tiện chuyên chở; khe; kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay; bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể;
  • Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại.

Giám định sinh vật gây hại:

Cơ quan kiểm dịch thực vật gửi mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; vật thể mang triệu chứng gây hại; và sinh vật gây hại thu được cho Tổ chức giám định sinh vật gây hại. Tổ chức giám định sinh vật gây hại thực hiện giám định sinh vật gây hại và trả kết quả cho cơ quan kiểm dịch thực vật.

Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Cơ quan kiểm dịch thực vật hay Cục Bảo vệ thực vật thuộc quản lý vùng là nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. 

Thời gian xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

  • 02 – 07 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) tại C.A.O Media

Trước khi thực hiện dịch vụ C.A.O Media sẽ tiến hành tư vấn để khách hàng nắm rõ hơn về thủ tục xuất/nhập khẩu sản phẩm; nếu hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện doanh nghiệp sẽ dễ dàng làm việc tại hải quan để qua trình đưa hàng đi được thuận tiện hơn.

  • Tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp về hồ sơ; thủ tục thực hiện xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị những giấy tờ pháp lý liên quan đến việc xin giấy chứng nhận.
  • Trường hợp doanh nghiệp chưa có kết quả kiểm nghiệm theo yêu cầu; hoặc chưa có các giấy phép con; C.A.O Media sẽ hỗ trợ thực hiện các giấy phép cho khách hàng.
  • Tiếp nhận hồ sơ có sẵn từ khách hàng và kiểm tra tính pháp lý.
  • Soạn hồ sơ xin giấy chứng nhận; và gửi đến khách hàng ký tên và đóng dấu.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Theo dõi hồ sơ đã nộp tại cơ quan cho đến khi có kết quả hồ sơ đạt.
  • Đại diện khách hàng hoàn thành xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate); và giao tận nơi cho doanh nghiệp.
  • Hoàn thành dịch vụ và tư vấn hậu kiểm (nếu có).

Công ty TNHH DV Tư Vấn Truyền Thông C.A.O

Là một trong những công ty được nhiều người biết đến với phong cách làm việc chuyên nghiệp và nhiệt tình. Với đội ngũ luật sư và chuyên gia tư vấn dày kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cùng với mối quan hệ thân thiết với cơ quan nhà nước, C.A.O Media luôn cam kết cung cấp cho khác hàng những dịch vụ chất lượng và độ tin cậy cùng các giải pháp toàn diện; sáng tạo cho các vấn đề của quý khách hàng.

Với quy trình làm việc trình tự và khoa học; chắc chắn quý vị sẽ cảm thấy tin tưởng và yên tâm khi hợp tác với chúng tôi để xin các loại giấy phép cho doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Trên đây là những thông tin về thủ tục xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) theo quy định. Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện dịch vụ TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG – UY TÍN.

Liên hệ C.A.O Media qua số điện thoại: (028) 6275 0707  |  0903 145 175  |  0903 145 178 hoặc gửi về địa chỉ email tuvan2@tuvangiayphepcao.com để được cung cấp thông tin chính xác nhất.

>>> Bài viết liên quan

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *