Chỉ tiêu kiểm nghiệm trái cây tươi theo đúng quy chuẩn
Trái cây tươi là một mặt hàng quen thuộc trên khắp thị trường hiện nay, tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng hoá chất trong trái cây đang là vấn đề đang rất được xã hội quan tâm.
Vậy doanh nghiệp muốn tạo dựng lòng tin cho khách hàng thì cần thực hiện những thủ tục gì? Kiểm nghiệm trái cây tươi là bước đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách an toàn nhất.
C.A.O Media là đơn vị thực hiện trọn gói kiểm nghiệm thực phẩm nhanh và uy tín nhất hiện nay. Dưới đây, C.A.O sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc cách thức kiểm nghiệm trái cây tươi nhanh nhất.
Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm trái cây tươi
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm)
- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
- QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm)
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về trái cây tươi
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm trái cây tươi
Chỉ tiêu cảm quan
- Có thể đánh giá ngay chất lượng trái cây tươi thông qua một vài yếu tố cảm quan như mùi vị, cấu trúc, màu sắc… Do đó các chỉ tiêu cảm quan đối với trái cây tươi là rất quan trọng mà mọi doanh nghiệp không thể bỏ qua. Các chỉ tiêu cảm quan thông thường sẽ được đánh giá bằng cách sử dụng các giác quan của con người.
Chỉ tiêu hoá lý
- Kiểm nghiện hoá lý thực phẩm nhằm xác định chính xác phẩm chất và chất lượng thực phẩm cần phân tích.
Chỉ tiêu vi sinh
- Việc kiểm tra vi sinh vật gây bệnh trong trái cây tươi nhằm đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp cho người tiêu dùng an tâm với sự lựa chọn của mình.
- Các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm bao gồm: Coliform, Escherichia Coli, Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Salmonella, tổng số bào tử nấm men, nấm mốc… Do đó tuỳ vào đặc điểm của từng loại sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu vi sinh cho phù hợp.
Chỉ tiêu kim loại nặng
- Theo QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm). Các kim loại nặng như chì, kẽm, thuỷ ngân… nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ.
Các chỉ tiêu khác
- Các chỉ tiêu khác như hàm lượng hoá chất không mong muốn (thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản chống mốc…)
Thực hiện kiểm nghiệm trái cây tươi là bước đầu tiên nếu doanh nghiệp muốn công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ rộng rãi
Hồ sơ thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng trái cây
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh trái cây tươi
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm trái cây tươi trong vòng 6 tháng
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến trái cây tươi
Gọi C.A.O Media 0903145178 để kiểm nghiệm trái cây tươi trọn gói với chi phí cạnh tranh nhất!