Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu đơn giản, dễ hiểu
Nhãn hiệu và Thương hiệu là các thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng giữa hai khái niệm Nhãn hiệu và Thương hiệu là một. Qua bài viết dưới đây, CAO Media sẽ chỉ ra điểm khác biệt cơ bản để cho quý khách hàng dễ dàng hình dung và phân biệt được hai khái niệm này.
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhận diện của một sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể là từ ngữ, hình ảnh, logo hoặc các biểu tượng khác, được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có thể được đăng ký và bảo hộ bởi pháp luật, giúp chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng
Thương hiệu là hình ảnh, giá trị, và uy tín mà một sản phẩm hoặc dịch vụ tạo dựng trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu không chỉ là những dấu hiệu hữu hình (như logo, tên gọi) mà còn bao gồm cả những cảm nhận và trải nghiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ khác.
Nói cách dễ hiểu hơn thì nhãn hiệu ta có thể sờ, thấy được. (mang tính hữu hình). Còn Thương hiệu thì mang tính vô hình, không sờ không thấy được. Thương hiệu bao gồm nghĩa rộng hơn bao gồm cả nhãn hiệu. Ví dụ như Honda là bền, còn Yamaha thì sang chảnh… Bên cạnh đó, một điều dễ phân biệt nữa là Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ mà chỉ được xã hội và người tiêu dùng công nhận. Còn nhãn hiệu thì ngược lại, pháp luật Việt Nam cho phép đăng ký và bảo hộ độc quyền.
“Mẫu chứng nhận đăng ký thương hiệu (CAO thực hiện cho khách hàng)”

Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Ngăn chặn hành vi sao chép và bắt chước từ các doanh nghiệp, tổ chức khác
Khẳng định quyền độc quyền với thương hiệu, ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép từ tổ chức, cá nhân khác
Tăng độ nhận diện với khách hàng, thu hút quan tâm từ người tiêu dùng.
Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm thương hiệu
Tăng giá trị cho toàn bộ doanh nghiệp, tạo ra tài sản vô hình có giá trị lớn
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
1/ Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu;
2/ Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT); hoặc các Văn phòng đại diện.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Mẫu nhãn hiệu;
3/ Thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn;
4/ Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
5/ Thẩm định nội dung: 09 – 12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;
6/ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng kể từ ngày nộp đủ các khoản phí, lệ phí;
* Lưu ý: Thời gian trên thực tế có thể lâu hơn, tùy thuộc vào tình trạng xử lý đơn của Cục SHTT.
* Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn 10 năm và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được gia hạn nhiều lần liên tiếp.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại CAO Media
CAO Media là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia tận tâm, giàu kinh nghiệm và nghiệp vụ, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các dịch vụ tư vấn chất lượng cao, kịp thời và chính xác nhất trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ nhãn hiêu. Như vậy, chắc hẳn bạn đã phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu khách nhau như thế nào thông qua bài viết trên. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty bạn. Nếu cần được hỗ trợ thêm về vấn đề này, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0903 145 178 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Bài viết liên quan:
Thực hiện đăng ký nhãn hiệu thuốc trừ sâu như thế nào?
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu bông tẩy trang mới nhất năm 2025
Quy trình, thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mắt kính
Quy trình chi tiết đăng ký bảo hộ nhãn hiệu xăng dầu
Thẩm quyền và thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo quy định
Thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu mỹ phẩm theo quy định
Đăng ký bảo hộ thương hiệu quán nhậu căn cứ theo quy định mới
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bánh mì bí đỏ