Thủ tục tự công bố thực phẩm bổ sung
Thực phẩm bổ sung là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như: vitamin, khoáng chất, acid amin, acid béo, enzym, probiotic prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác. Hiện nay, do quá trình ăn uống không khoa học nên con người thường phải bổ sung các vi chất cần thiết thông qua các dạng thực phẩm bổ sung. Thị trường, có rất nhiều dạng sản phẩm nay, từ các sản phẩm sản xuất trong nước đến các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy cơ quan nhà nước làm như thế nào để kiểm soát được sản phẩm kinh doanh trên thị trường cũng như chất lượng của chúng. Thủ tục tự công bố thực phẩm bổ sung chính là hồ sơ pháp lý tiên quyết bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện trước nhằm giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm chất lượng, cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý sản phẩm trên thị trường.
Hồ sơ cần thực hiện trước khi tự công bố thực phẩm bổ sung
Giấy phép kinh doanh
- Đây là điều kiện bắt buộc đầu tiên trước khi doanh nghiệp muốn hoạt động; đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư hoặc hộ kinh doanh tại UBND quận và bắt buộc phải có ngành nghề kinh doanh; sản xuất phù hợp với loại hình doanh nghiệp kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Là giấy phép được cơ quan nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung; doanh nghiệp phải được cấp giấy thì mới được phép đi vào sản xuất
- Trước khi xin giấy phép an toàn thực phẩm; doanh nghiệp phải bố trí nhà xưởng; dụng cụ máy móc theo đúng nguyên tắc một chiều
⇒ Đối với doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài, nếu doanh nghiệp chỉ là công ty đứng ra thường mại sản phẩm đó thì không cần thực hiện giấy phép này
Phiếu kết quả kiểm nghiệm
- Mỗi loại sản phẩm đều có quy chuẩn riêng về an toàn thực phẩm; doanh nghiệp phải tiến hành lên chỉ tiêu theo đúng Quy chuẩn đó
- Sau khi lên chỉ tiêu đầy đủ phải tiến hành kiểm nghiệm tại trung tâm được nhà nước công nhận; nếu kết quả không đạt phải tiến hành kiểm nghiệm lại sản phẩm;
⇒ Nếu doanh nghiệp sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm không đạt hoặc không đầy đủ chỉ tiêu sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP
Tiến hành tự công bố thực phẩm bổ sung
Hồ sơ nộp tại cơ quan chức năng
- Bản tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
⇒ Toàn bộ hồ sơ sẽ được nộp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền; hồ sơ thực hiện dựa trên quy định và kết quả kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm đó. Sau khi hồ sơ được xác nhận hợp lệ, cơ quan chức năng tiến hành đăng tải hồ sơ lên cổng thông tin điện tử của cơ quan chức năng đó
Thời gian thực hiện
- Kiểm nghiệm sản phẩm: 07 – 10 ngày làm việc
- Thực hiện hồ sơ tự công bố: 03 – 05 ngày làm việc; (bao gồm thời gian hồ sơ được cập nhật trên cổng thông tin điện tử)
Dịch vụ tự công bố thực phẩm bổ sung tại C.A.O Media
- Tiếp nhận thông tin thắc mắc; dịch vụ muốn thực hiện của khách hàng
- Giải đáp toàn bộ thắc mắc cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng
- Tư vấn thủ tục pháp lý mà khách hàng sẽ thực hiện
- Ký kết hợp đồng dịch vụ và đảm bảo thực hiện theo đúng điều khoản đề ra
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp
- Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm nếu doanh nghiệp chưa thực hiện
- Soạn thảo hồ sơ tự công bố và gửi khách hàng ký tên – đóng dấu
- Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng
- Theo dõi hồ sơ và giải quyết các phát sinh xảy ra cho đến khi hoàn thành
- Giao hồ sơ tự công bố thực phẩm bổ sung cho doanh nghiệp
⇒ Tất cả các bước đều do C.A.O thực hiện cho khách hàng với mong muốn doanh nghiệp sẽ yên tâm kinh doanh mà không phải bận tâm đến các thủ tục pháp lý.
Liên hệ dịch vụ
C.A.O Media là đơn vị thực hiện tự công bố thực phẩm bổ sung uy tin nhất hiện nay, với mỗi sản phẩm doanh nghiệp muốn kinh doanh C.A.O đều hoàn thành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì thế hãy gọi ngay cho C.A.O qua hotline 0903.145.178 để được hướng dẫn chi tiết nhất nhé!