Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép certificate of free sale mới nhất

Để lưu hành sản phẩm hàng hoá sản xuất tại Việt Nam ra thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần phải đăng ký xin giấy phép lưu hành tự do sản phẩm theo thông tư số 10/2010/QĐ-TTg quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu, Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. Đối với giấy phép này về thành phần hồ sơ khá phức tạp và trình tự đăng ký giấy phép khó khăn, hiện nay có nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký giấy phép, chính vì vậy C.A.O media cho ra bài viết này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thủ tục xin giấy phép và Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép certificate of free sale mới nhất.

Khái niệm về giấy phép lưu hành tự do 

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
  • CFS bao gồm cả các giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của CFS và các loại giấy chứng nhận có nội dung tương tự.

Điều kiện xin cấp giấy phép lưu hành tự do 

Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
  • Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Sau đây là Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép certificate of free sale mới nhất 2017

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép certificate of free sale mới nhất 

Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành

  • Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
  • Thương nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục phải nộp CFS cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một số lưu ý về giấy phép Certificate of Free Sale – CFS

  • CFS do nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp phải có đầy đủ những thông tin tối thiểu như quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định này.
  • Việc sử dụng CFS có thể được áp dụng cho một hoặc nhiều lô hàng nhập khẩu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bản sao của CFS mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” (bản sao chứng thực) của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu được chấp nhận sử dụng như là bản gốc CFS.

Hợp pháp hóa lãnh sự

  • Trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, CFS do nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.

Trường hợp từ chối chấp nhận giấy phép CFS

  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu nếu CFS đó được cơ quan cấp CFS của nước xuất khẩu xác nhận là không xác thực.

Trường hợp thu hồi giấy phép CFS

  • Thương nhân xuất khẩu, người đề nghị cấp CFS giả mạo chứng từ
  • CFS được cấp cho sản phẩm, hàng hóa mà sản phẩm, hàng hóa đó không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng
  • CFS được cấp không đúng thẩm quyền
  • Người được cấp CFS phải nộp lại CFS đã cấp cho cơ quan cấp CFS trong vòng năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi của cơ quan cấp CFS. Trường hợp không thể thu hồi CFS đã cấp, cơ quan cấp CFS ra thông báo bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân liên quan về việc CFS

Trường hợp cấp lại giấy phép CFS

  • Trong trường hợp CFS bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân xuất khẩu có thể nộp đơn gửi cơ quan cấp CFS đề nghị cấp bản sao chứng thực của CFS gốc. Cơ quan cấp CFS cấp bản sao trên cơ sở hồ sơ được lưu tại cơ quan cấp CFS và bản sao này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” (bản sao chứng thực) trên CFS. Bản sao này mang ngày cấp và thời hạn hiệu lực của bản CFS gốc. Bản sao chứng thực này được cấp trong khoảng thời gian CFS gốc vẫn còn hiệu lực.
  • Thời gian cấp lại giấy phép lưu hành tự do – CFS không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ thời điểm người đề nghị cấp CFS nộp đơn gửi cơ quan cấp CFS đề nghị cấp bản sao chứng thực của CFS gốc.

Trên đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép certificate of free sale mới nhất 2017 cũng như các thông tin bổ ích C.A.O Media muốn mang đến cho quý khách. Để biết thêm về thủ tục xin giấy phép certificate of free sale – CFS hãy liên hệ với C.A.O MEDIA theo số điện thoại  0903 145 178 hoặc truy cập vào website http://congbotieuchuanchatluongsanpham.com/ để được tư vấn chi tiết và cung cấp dịch vụ tốt nhất.

 

Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm

>> Những điều cần biết về giấy phép lưu hành tự do sản phẩm

>> Làm thế nào để xin giấy phép lưu hành sản phẩm ra nước ngoài?

>>  Hướng dẫn xin gia hạn giấy phép lưu hành tự do sản phẩm nhanh nhất

2 thoughts on “Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép certificate of free sale mới nhất

  1. Pingback: Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm xuất khẩu

  2. Pingback: Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gạo để xuất khẩu ra nước ngoài

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *