Hồ sơ, thủ tục đăng ký đăng ký mã địa điểm toàn cầu GLN cho doanh nghiệp
Mã địa điểm toàn cầu (Global Location Number, viết tắt là GLN) là khóa phân định của GS1 đươc sử dụng cho bất kỳ địa điểm nào (tự nhiên, hoạt động hay pháp lý). GLN là mã số đơn nhất toàn cầu gồm mười ba chữ số có thể được sử dụng để truy cập dữ liệu chủ về địa điểm.
Hôm nay, CAO Media sẽ hướng dẫn quý doanh nghiệp thực hiện đăng ký mã địa điểm toàn cầu GLN một cách chặt chẽ và chính xác nhất. Mọi người cùng xem qua nhé!
Lợi ích khi sử dụng mã địa điểm toàn cầu
Việc sử dụng GLN cung cấp cho công ty một phương pháp phân định địa điểm trong và ngoài phạm vi của công ty và có đặc điểm là:
− Đơn nhất: với một cấu trúc đơn giản tạo thuận lợi cho việc xử lý và truyền dữ liệu;
− Đa lĩnh vực: kí tự không hàm ý của GLN cho phép phân định mọi địa điểm và tiếp theo là mọi hoạt động kinh doanh không tính đến hành động của nó;
− Quốc tế: GLN là đơn nhất trên toàn cầu. Hơn thế, mạng lưới quốc tế của các GS1 thành viên ở hơn 100 nước sẽ hỗ trợ bằng ngôn ngữ địa phương các vấn đề liên quan.
Cấu trúc của mã địa điểm toàn cầu
Mã số địa điểm toàn cầu gồm 13 chữ số với cấu trúc:
- Mã doanh nghiệp GS1 – do GS1 quốc gia cấp cho người sử dụng;
- Số tham chiếu địa điểm – do công ty cấp cho một địa điểm riêng biệt;
- Số kiểm tra – được tính theo thuật toán tiêu chuẩn, giúp đảm bảo tính hợp nhất.
“Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số địa điểm toàn cầu – CAO Media thực hiện cho khách hàng”
Thành phần hồ sơ đăng ký mã địa điểm toàn cầu GLN
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu quy định;
- Danh mục địa điểm cần đăng ký mã địa điểm toàn cầu.
Nơi nộp hồ sơ đăng ký mã địa điểm toàn cầu GLN
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã địa điểm toàn cầu GLN và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch là Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia.
Quy trình thực hiện đăng ký mã địa điểm toàn cầu GLN
Bước 1: Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trực tuyến trên trang chủ GS1 Việt Nam;
Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp; hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hợp lệ cơ quan cấp mã cho doanh nghiệp. Sau đó 10 – 15 ngày làm việc, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận báo doanh nghiệp bổ sung.
Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại CAO Media
◊ Tiếp nhận thông tin từ khách hàng yêu cầu về dịch vụ đăng ký mã số mã vạch;
◊ Tư vấn lựa chọn loại mã đăng ký phù hợp với lĩnh vực hoạt động, quy mô của khách hàng;
◊ Tư vấn thủ tục, thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch theo quy định;
◊ Soạn hồ sơ đăng ký mã vạch; và nộp tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
◊ Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng mã số được cấp;
◊ Cập nhật thông tin sản phẩm lên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia;
◊ Theo dõi nhận giấy chứng nhận mã vạch và giao đến cho khách hàng;
◊ Hỗ trợ tư vấn khách hàng các vấn đề phát sinh trong toàn bộ quá trình sử dụng mã số mã vạch.
Thông tin liên hệ dịch vụ
Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký mã địa điểm toàn cầu GLN NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN. Vui lòng liên hệ CAO Media qua các số điện thoại: 0903 145 175 – 0903 145 178 để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!
>>> Chủ đề liên quan:
- Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch cho chất tẩy rửa gia dụng
- Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm quạt máy như thế nào?
- Hướng dẫn quy trình đăng ký mã số mã vạch sản phẩm đồ gia dụng
- Những lợi ích khi đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm cá thu đóng hộp
- Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm cá trích hộp
- Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch thịt nghêu đóng hộp
- Thủ tục đăng ký Mã số mã vạch cho cá măng sốt dầu đóng hộp để đưa hàng vào siêu thị
- Đăng ký mã số mã vạch cho bánh mì que pate thịt để đưa sản phẩm vào siêu thị