So sánh điểm khác nhau giữa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bản quyền tác giả
Như mọi người đã biết, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bản quyền tác giả là hai thủ tục thường được sử dụng để bảo hộ logo thương hiệu.
Câu hỏi đặt ra là, chúng ta nên lựa chọn thủ tục nào để bảo hộ cho logo thương hiệu của mình? Để trả lời được câu hỏi đó, chúng ta cần biết được sự khác nhau giữa hai thủ tục này, để từ đó phân tích những mặt lợi hại của từng thủ tục và đưa ra được quyết định phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Hãy cùng CAO Media tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu những điểm khác nhau đó nhé.
Về phạm vi bảo hộ
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Logo khi được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì pháp luật sẽ bảo hộ nội dung cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc,… trong phạm vi/lĩnh vực được đăng ký. Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh, bởi bất kỳ ai khác sử dụng logo tương tự; thì hành vi đó bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực đã đăng ký. Việc doanh nghiệp khác sử dụng logo cho sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực khác thì không được xem là vi phạm.
Đăng ký bản quyền tác giả
Logo khi được đăng ký bản quyền tác giả, logo được bảo hộ hình thức về tính sáng tạo, nguyên gốc và không sao chép trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ cho bản quyền không mạnh bằng bảo hộ nhãn hiệu; vì chỉ khi có người sử dụng logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa thì người đó với bị vi phạm bản quyền.
Về thẩm quyền cấp phép
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và cấp giấy chứng nhận là Cục Sở hữu trí tuệ.
Đăng ký bản quyền tác giả
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và cấp giấy chứng nhận là Cục Bản quyền tác giả.
► Cả hai cơ quan đăng ký đều có trụ sở tại Hà Nội và Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Về hồ sơ đăng ký
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
– 02 bản Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Mẫu số 04-NH);
– 08 bản mẫu nhãn hiệu;
– Danh sách các sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Giấy ủy quyền (nếu có);
– Biên lai thanh toán phí, lệ phí.
Đăng ký bản quyền tác giả
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Về thủ tục đăng ký
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, hoặc Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký logo thương hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung: 9-12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký logo thương hiệu được công bố;
– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký logo thương hiệu: 1 tháng kể từ ngày nộp đủ các khoản phí, lệ phí.
Đăng ký bản quyền tác giả
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
“Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả và Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu”
Về thời hạn bảo hộ
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thời hạn 10 năm, có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được gia hạn nhiều lần liên tiếp. Do đó, logo được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu có thể được bảo hộ trọn đời nếu việc gia hạn được thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định.
Đăng ký bản quyền tác giả
Khi đăng ký bản quyền tác giả sẽ được bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tác giả với thời hạn cụ thể như sau:
Các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền nhân thân và các quyền tài sản sau có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình:
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (quyền nhân thân);
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Ưu và nhược điểm của các hình thức bảo hộ cho logo thương hiệu
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Ưu điểm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ nhất hiện nay: bảo hộ cả nội dung chữ và nội dung hình của nhãn hiệu, chống lại được hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn.
- Nhãn hiệu sau khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ, là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ khác như: tên thương mại của doanh nghiệp, tên miền, website, hoặc những hành vi lợi dụng đặt tên nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận logo của doanh nghiệp đã đăng ký; và được bảo hộ bởi Nhà nước. Từ đó, tạo lòng tin và uy tín cho người tiêu dùng, nâng cao vị thế trên thị trường và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
Nhược điểm:
- Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; cần trải qua quá trình thẩm định phức tạp: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức, sau đó công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp, tiếp đến thẩm định về nội dung nhãn hiệu; cuối cùng ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp giấy chứng nhận. Do vậy, thời gian xử lý kéo dài từ 12-18 tháng (có thể thay đổi tùy theo tình hình thẩm định thực tế tại Cục SHTT).
- Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi (phân nhóm Nice) mà doanh nghiệp đăng ký ban đầu.
- Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết 10 năm, chủ văn bằng phải thực hiện gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định. Việc không thực hiện gia hạn sẽ dẫn đến logo thương hiệu mất đi sự bảo hộ của cơ quan có quyền và chủ logo phải thực hiện đăng ký lại để nhãn hiệu tiếp tục được bảo hộ.
Đăng ký bản quyền tác giả
Ưu điểm:
- Về bản chất, bản quyền tác giả đã phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện, thiện chí trung thực của người đăng ký. Do đó, dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận;
- Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh. Do không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe;
- Thời gian bảo hộ dài: đối với tác phẩm là logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu.
Nhược điểm:
- Quyền với tác phẩm logo có thể bị hủy nếu có một bên chứng minh logo đã đăng ký là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp phải trải qua thủ tục tại Tòa án, và thời gian giải quyết kéo dài.
- Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho logo chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, được nhìn nhận dưới góc độ là một tác phẩm. Do đó, nội dung thể hiện trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo hộ độc quyền. Tức là, nếu người khác sử dụng nội dung (chữ) giống hệt nhưng thay đổi cách bố trí, phối màu khác; thì cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, mà không bị xem là vi phạm.
Thông tin liên hệ dịch vụ
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về hai thủ tục bảo hộ thương hiệu để lựa chọn được cách thủ bảo hộ nhãn hiệu tốt nhất cho logo thương hiệu của mình.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đăng ký bản quyền tác giả, cũng nh kiểm tra khả năng đăng ký thành công, đảm bảo quá trình đăng ký thuận lợi, nhanh chóng; quý khách hàng liên hệ với CAO Media qua số 0903 145 175 – 0903 145 178 để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.
Chủ đề bài viết liên quan:
- Thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng váy cưới như thế nào?
- Đăng ký sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Hướng dẫn gia hạn giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định hiện hành
- Quy trình chi tiết đăng ký bảo hộ nhãn hiệu xăng dầu
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm bia đơn giản nhất
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu muối độc quyền chỉ trong 01 – 02 ngày
- Đăng ký logo thương hiệu quán cafe – dịch vụ nhanh chóng, uy tín
- Đăng ký logo thương hiệu công ty xây dựng doanh nghiệp được gì?
- Đăng ký bản quyền bao bì cho sản phẩm theo quy định hiện hành
- Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo cho tinh dầu nhanh nhất