Thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống như nào?

An toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống như nào?

Một cơ sở kinh doanh ăn uống cần phải đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, cơ sở cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc các chứng nhận tương tự như chứng nhận ISO, chứng nhận HACCP. Bài viết hôm nay, CAO Media sẽ giới thiệu đến mọi người dịch vụ xin chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống nhé.

Tại sao phải đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm?

◊ Đảm bảo hoạt động tuân thủ quy định pháp luật.

◊ Cơ sở được xác nhận đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

◊ Tạo sự uy tín, tin tưởng cho khách hàng.

◊ Thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với chính cơ sở, người tiêu dùng và xã hội.

◊ Đảm bảo sự an toàn về sức khỏe người tiêu dùng.

“Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do CAO Media thực hiện cho khách hàng”

Thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống như nào?
An toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống (Ảnh CAO Media)

Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

◊ Bố trí, sắp xếp bếp ăn đảm bảo không gây lây nhiễm chéo từ thực phẩm chưa chế biến tới thực phẩm đã chế biến.

◊ Đủ nguồn nước phục vụ việc chế biến, sản xuất, kinh doanh đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

◊ Có đầy đủ các dụng cụ dùng để thu gom, chứa đựng rác thải/chất thải và đảm bảo vệ sinh.

◊ Hệ thống cống, rãnh tại khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát và bị không ứ đọng.

◊ Nhà ăn thoáng mát, có đủ ánh sáng, luôn được vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi sử dụng. Có biện pháp ngăn ngừa côn trùng cùng động vật gây hại.

◊ Có đầy đủ các thiết bị bảo quản thực phẩm. Đảm bảo khu vực nhà vệ sinh, bồn rửa tay và khu vực thu dọn rác thải, chất thải luôn sạch sẽ.

◊ Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể phải có trách nhiệm đảm bảo ATTP.

Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại CAO Media

◊ Đơn đề nghị xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm;

◊ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp;

◊ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh;

◊ Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

◊ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh.

Thời gian xin giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống

◊ Sau khi người nộp đơn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, trong thời gian 07 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở kinh doanh.

◊ Sau 07 ngày làm việc tiếp theo, cơ sở được cấp Giấy phép an toàn thực phẩm (tính từ ngày thẩm định đạt).

→ Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận là 03 năm (tính từ ngày cấp). Nếu thời hạn có hiệu lực còn trước 06 tháng, thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Liên hệ dịch vụ CAO Media

Bài viết là toàn bộ những thông tin liên quan đến giấy phép an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống. Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện công bố sản phẩm UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – NHANH CHÓNG. Liên hệ ngay CAO Media qua số điện thoại 0903145178 để được hỗ trợ và cung cấp những thông tin chính xác nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *