Ngăn chặn thịt heo không rõ nguồn gốc trên địa bàn TP.HCM
Từ tháng 8-2017, TP Hồ Chí Minh kiên quyết thực hiện chỉ tiêu toàn bộ thịt heo đưa ra thị trường đều phải có nguồn gốc xuất xứ. Những ngày qua, các cán bộ Sở Công thương cùng nhiều ban, ngành của thành phố luôn túc trực hằng đêm ở chợ đầu mối, kiểm tra từng lô heo nhằm góp phần ngăn chặn thịt heo không rõ nguồn gốc. Những lô không có vòng truy xuất nguồn gốc, không có thông tin qua từng công đoạn sẽ không được đưa vào thành phố tiêu thụ.
Liên tiếp trong các đêm 29, 30 và 31-7, đại diện Sở Công thương cùng các sở, ban ngành liên quan của thành phố trực tiếp kiểm tra heo tại hai chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn. Rạng sáng 1-8, tổng số heo đưa về tiêu thụ tại thành phố là 9.800 con; trong đó vào kênh hiện đại 1.200 con, vào chợ đầu mối 8.400 con. Một tín hiệu đáng mừng là hơn 50% lượng heo vào cơ sở giết mổ đều truy xuất được nguồn gốc (so với một ngày trước đó chỉ có 21%).
Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Hòa khẳng định, tình trạng giết mổ, tiêu thụ heo không rõ nguồn gốc đang dần được chấn chỉnh ngăn chặn thịt heo không rõ nguồn gốc . “Do thương nhân vẫn còn tâm lý chờ đợi, xem mức độ quyết liệt của thành phố trong việc thực hiện đề án rồi mới làm theo nên chưa đồng bộ. Đã qua sáu tháng thí điểm cũng như áp dụng các biện pháp tuyên truyền, vận động nhưng tình hình chưa chuyển biến nhiều, do đó, cần có chế tài mạnh hơn. Từ ngày 1-8, heo không truy xuất được nguồn gốc thì không được đưa vào thành phố tiêu thụ. Nếu cứ trông chờ vào sự tự giác, hưởng ứng thì không ổn. Sau khi Ban quản lý chủ động nắm tình hình tại hai chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai ở 240 chợ truyền thống còn lại trên địa bàn thành phố. Nếu việc ngăn chặn thịt heo không rõ nguồn gốc thực hiện hiệu quả, thành phố sẽ kiểm soát được 95% lượng thịt heo tiêu thụ mỗi ngày”, ông Nguyễn Ngọc Hòa cho hay.
Nhận diện và truy xuất ngăn chặn thịt heo không rõ nguồn gốc của TP Hồ Chí Minh là Đề án mang tính tiên phong trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Thành phố quyết tâm cao nhằm bảo đảm quản lý chất lượng nguồn thực phẩm cung cấp cho người dân. Sở Công thương thành phố đã làm việc và được một số tỉnh, thành phố cam kết hỗ trợ. Tỉnh Long An có văn bản chỉ đạo lực lượng thú y phối hợp thực hiện đề án. Sở Công thương thành phố cũng đã làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn, nhất là ban quản lý hai chợ đầu mối nông sản thực phẩm để xây dựng quy chế đối với vấn đề này.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, dù rất quyết tâm nhưng đây vẫn là chương trình của riêng thành phố, các tỉnh chỉ phối hợp, chưa có quy định nào buộc các địa phương phải thực hiện. 85% lượng thịt heo tiêu thụ ở thành phố là từ các tỉnh đưa vào. Việc truy xuất nguồn gốc ở kênh phân phối hiện đại rất thuận lợi, nhưng ở hệ thống phân phối truyền thống vẫn gặp nhiều khó khăn. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là đề án chưa có quy định về xử phạt, do đó cơ quan thú y chưa có cơ sở để xử lý vi phạm…
Tính đến tháng 7-2017, đã có 1.280 cơ sở chăn nuôi tại thành phố và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ; 25 cơ sở giết mổ ở TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Tây Ninh đăng ký tham gia chương trình. Ở mảng phân phối, 786 cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống phân phối hiện đại cùng 146 sạp kinh doanh thịt heo ở 23 chợ truyền thống tham gia đề án. Tại hai chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền, trong một ngày có khoảng 7.000 con heo được thương lái đưa về tiêu thụ, trong đó khoảng 3.700 con được kích hoạt thông tin truy xuất nguồn gốc.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, để các đề án về truy xuất nguồn gốc ngăn chặn thịt heo không rõ nguồn gốc, rau xanh triển khai có hiệu quả, những giải pháp cần được tính toán thật căn cơ. Các sở, ngành của thành phố và các địa phương tham gia cần phối hợp tốt trong phổ biến thông tin, khuyến khích nông dân thực hiện. Giữa TP Hồ Chí Minh và các địa phương phải có sự hợp tác hiệu quả từ khâu chăn nuôi, trồng trọt. Cùng với sự nỗ lực của thành phố, các tỉnh, thành phố trong khu vực cần có giải pháp khuyến khích người nông dân tập trung vào chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, tránh sản xuất tràn lan không bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm.