Thực hiện Health Certificate xuất khẩu
Giấy chứng nhận Health Certificate xuất khẩu là gì? Giấy chứng nhận Health Certificate hay còn gọi là giấy chứng nhận y tế (viết tắt là HC) là giấy phép được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Quy định cấp và phương thức thực hiện được quy định rõ tại Thông tư 52/2015/NĐ-CP do Bộ Y Tế ban hành và sẽ được C.A.O gói gọn trong bài viết hôm nay để doanh nghiệp có thể nắm rõ nhất.
Điều kiện cấp Health Certificate xuất khẩu
- Đáp ứng các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam
- Phù hợp với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
- Chứng nhận đối với sản phẩm, thực phẩm xuất khẩu
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy cchứng nhận y tế trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Hồ sơ xin cấp Health Certificate xuất khẩu
- Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu; (quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư 52/2015/TT-BYT)
- Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu; (gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng); (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
- Mẫu nhãn sản phẩm; (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất;
- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Bản tự công bố chất lượng an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Thẩm quyền và trình tự xin cấp giấy chứng nhận y tế
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế; (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).
- Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế; bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ; vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc; kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét; cấp giấy chứng nhận y tế. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
Dịch vụ thực hiện Health Certificate xuất khẩu – HC trên TOÀN QUỐC tại C.A.O
♦♦♦ Đến với dịch vụ tại C.A.O Media doanh nghiệp sẽ được tư vấn toàn bộ thủ tục thực hiện, trước khi tiến hành C.A.O luôn giúp doanh nghiệp nắm rõ quy định pháp lý. C.A.O sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục cho đến khi hoàn thành
- Tiếp nhận thông tin doanh nghiệp
- Tư vấn quy định pháp lý, giải đáp các thắc mắc về Health Certificate xuất khẩu
- Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị những giấy tờ pháp lý liên quan (nếu có).
- Soạn thảo hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế hoàn chỉnh và gửi cho khách hàng ký tên đóng dấu
- Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế và đóng các lệ phí theo yêu cầu quy định.
- Theo dõi hồ sơ đã nộp cho đến khi có Giấy chứng nhận y tế – health certificate và gửi kết quả cho khách hàng.
Liên hệ dịch vụ
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về Health Certificate xuất khẩu cũng như các phương thức thực hiện mà C.A.O Media muốn gửi đến cho doanh nghiệp. Để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất hơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O
- Địa chỉ: 44 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh
- Hotline: 0903 145 178
- Mail: lienhe@tuvangiayphepcao.com