Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Bảo hộ nhãn hiệu là một vấn đề toàn cầu, mà mỗi quốc gia đều sẽ có những quy định về bảo hộ nhãn hiệu riêng. Hôm nay CAO Media sẽ hướng dẫn mọi người đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam qua bài viết dưới đây.
Lý do nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
– Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt. Để khẳng định và bảo vệ thương hiệu của công ty, cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể.
– Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ ngăn các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của bạn một cách trái phép hoặc đăng ký một nhãn hiệu tương tự.
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm của các chủ thể khác trên thị trường.
– Ngoài ra, công ty của bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ việc ký kết các hợp đồng li-xăng (license); hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu đã đăng ký như một loại tài sản của công ty.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (số lượng: 02 bản)
Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:
- Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.
- Chủ đơn phải mô tả, nêu ý nghĩa của nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.
- Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
- Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.
– 08 bản mẫu nhãn hiệu
“Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do CAO Media thực hiện”
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Giai đoạn 1: Tra cứu nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ được tra cứu trên thư viện trực tuyến về sở hữu công nghiệp để kiểm tra khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu:
- Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa.
- Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
- Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ; chủ đơn có thể cân nhắc phương án sửa đổi thiết kế nhãn hiệu.
- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian dài chờ đợi thẩm định, nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.
Giai đoạn 2: Nộp đơn
Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đến:
- Văn phòng Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục SHTT) tại Thành phố Hà Nội;
- Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 3: Thẩm định hình thức đơn
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm…
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ; trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không có sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Giai đoạn 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
– Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
– Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Giai đoạn 5: Thẩm định nội dung đơn
Là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 – 12 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Cục SHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký.
+ Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và yêu cầu nộp phí, lệ phí cấp văn bằng.
+ Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng. Chủ đơn xem xét và gửi công văn phản hồi. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình. Nếu nội dung phản hồi xác đáng, Cục SHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và yêu cầu nộp phí, lệ phí cấp văn bằng. Nếu nội dung phản hồi không xác đáng hoặc chủ đơn không phản hồi, Cục SHTT ra Quyết từ chối chối cấp văn bằng bảo hộ.
Giai đoạn 6: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau 01 tháng kể từ ngày nộp đủ phí, lệ phí cấp văn bằng. Cục SHTT sẽ cấp số văn bằng và gửi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu về cho chủ đơn theo đúng thông tin được ghi trong hồ sơ đăng ký.
Thông tin liên hệ dịch vụ
Trên đây là những tài liệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam theo quy định. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền một cách NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN. Vui lòng liên hệ CAO Media qua các số điện thoại 0903 145 175 – 0903 145 178 để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!
»»» Chủ đề liên quan:
- Đăng ký nhãn hiệu và bản quyền thương hiệu hạt dinh dưỡng
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu vang trắng mất bao lâu?
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo bánh mì chuối tại CAO Media
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho bánh mì khoai tây tại CAO Media
- Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho logo bánh mì bơ tỏi
- Quy định mới nhất về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Đăng ký nhãn hiệu cho dưa món ngâm đóng hộp đơn giản nhất