Khám sức khỏe an toàn thực phẩm Thông tư 14/2013/TT-BYT
Theo quy định, để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì chủ doanh nghiệp và nhân viên trực tiếp sản xuất bắt buộc phải khám sức khỏe an toàn thực phẩm Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y Tế. Đây là yêu cầu bắt buộc trong lĩnh vực thực phẩm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy định này.
Khám sức khỏe an toàn thực phẩm Thông tư 14/2013/TT-BYT là gì?
Khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT (hay còn gọi là khám sức khỏe thẻ xanh) là yêu cầu khám bắt buộc cho những ai đang làm việc trong môi trường thực phẩm. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm muốn được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Theo đó, chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm là 02 đối tượng bắt buộc phải thực hiện.
Tại sao cần phải có chứng nhận khám sức khỏe thẻ xanh?
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề có điều kiện vì thế mọi yếu tố liên quan đều được kiểm soát chặt chẽ, bao gồm: Cơ sở vật chất, dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu, bao bì và kể cả con người.
Chính vì thế, mục đích của việc khám sức khỏe là nhằm kiểm tra người tiếp xúc thực phẩm có bị mắc các bệnh truyền nhiễm, nghiện ngập như: Lao, Phong, viêm gan Virus, HIV/AIDS…
- Nếu như công nhân làm việc trong môi trường thực phẩm bị mắc các bệnh truyền nhiễm trên thì khả năng lây lan cho người tiêu dùng và cộng đồng là rất lớn. Nếu như không vượt qua các bài kiểm tra để được cấp thẻ xanh thì nhân viên đó sẽ không đủ tiêu chuẩn làm việc trong lĩnh vực thực phẩm.
- Nếu phát hiện người lao động và chủ cơ sở mắc các bệnh truyền nhiễm này thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại sản xuất, kinh doanh. Do đó, nếu để người mắc các bệnh trên mà gây ra hậu quả truyền bệnh cho người tiêu dùng thì chủ cơ sở sẽ bị xử lý theo pháp luật.
“Mẫu giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên theo Thông tư 14/2013/TT-BYT”
Khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT ở đâu?
Không phải cơ quan y tế nào cũng có thẩm quyền cấp giấy xác nhận sức khỏe.
Theo Luật an toàn thực phẩm 55/2010/QH12 yêu cầu, chủ doanh nghiệp và nhân viên trực tiếp sản xuất phải thực hiện khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT ở các bệnh viện cấp quận, huyện trở lên.
Hồ sơ khám sức khỏe an toàn thực phẩm Thông tư 14/2013/TT-BYT
Ở đây, C.A.O Media đang đề cập đến đối tượng khám sức khỏe để đủ điều kiện lao động trong môi trường thực phẩm. Do đó, người lao động khám sức khỏe từ 18 tuổi trở lên, khi đến bệnh viện khám nên chuẩn bị Giấy khám sức khỏe theo quy định có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm (được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK).
Hiện nay, ở tại các bệnh viện cũng có cung cấp sẵn mẫu giấy khám sức khỏe này; khi đến khám chỉ cần khai báo là khám sức khỏe thẻ xanh; hoặc khám sức khỏe theo Thông tư 14 thì nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết.
> Bạn có thể tải mẫu giấy khám sức khỏe thẻ xanh tại đây: Thông tư 14/2013/TT-BYT
Chi phí khám sức khỏe thẻ xanh
Không có quy định cho chi phí này, tùy thuộc vào mỗi bệnh viện sẽ có mức phí khác nhau. Thông thường chi phí khám sức khỏe thẻ xanh sẽ dao động trong khoảng 250.000 đồng – 450.000 đồng.
Nội dung khám sức khỏe an toàn thực phẩm Thông tư 14/2013/TT-BYT
Căn cứ Thông tư 14/2013/TT-BYT, các hạng mục khám sức khỏe thẻ xanh bao gồm:
- Khám nội tổng quát
- Kiểm tra huyết áp, cân nặng, chiều cao
- Khám nội tổng quát
- Chụp X – Quang tim phổi
- Siêu âm ổ bụng tổng quát
- Kiểm tra thị lực
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng
Trên đây là các thông tin liên quan đến khám sức khỏe thẻ xanh theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, ngoài khám sức khỏe chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất còn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Hiện nay, việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đã được bãi bỏ; do đó doanh nghiệp tự chủ động thực hiện việc này mà không phải nộp hồ sơ; và chờ cơ quan chức năng xác nhận.
Liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media
Nếu trong quá trình làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có khó khăn về khám sức khỏe an toàn thực phẩm Thông tư 14/2013/TT-BYT, hồ sơ, quy trình hay thủ tục làm giấy phép an toàn thực phẩm. Vui lòng liên hệ Hotline: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0936 207 619 hoặc truy cập website giayphepluuhanhtudocfs.com để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!
>>> Chủ đề liên quan:
- Cách thức xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất trà đen
- Tư vấn làm giấy phép ATTP cho cơ sở chế biến trà ĐƠN GIẢN
- Quy trình công bố chất lượng rượu cam chính xác nhất
- Các bước xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất trứng cá tầm đóng hộp
- Dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cafe trọn gói
- Dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm cho củ kiệu ngâm
- Thủ tục xin giấy chứng nhận ATTP cho mắm cá đóng hộp doanh nghiệp cần biết
- Hướng dẫn xin giấy phép xuất khẩu rượu táo mèo
- Thủ tục công bố chất lượng rượu đế NHANH CHÓNG
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy cần có giấy phép gì?
- Quy trình xin giấy phép attp cho cơ sở sản xuất bột nêm gia vị
- Xin giấy chứng nhận cơ sơ đủ điều kiện vệ sinh ATTP tại Tp.HCM
- Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất tàu hũ ky