‘Đội lốt’ nông sản Lâm Đồng tràn vào TP. Hồ Chí Minh

Với mục tiêu giám sát nguồn thực phẩm sạch từ đầu vào các địa phương khác trước khi đưa vào địa bàn TP. HCM, trong 3 ngày từ 25 đến 27-8, đoàn công tác Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP. HCM do Trưởng ban Phạm Khánh Phong Lan dẫn đầu đã có buổi khảo sát làm việc tại tỉnh Lâm Đồng.

Tại đây, việc ký kết phối hợp sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản đảm bảo ATTP cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các chuỗi cung ứng nông sản giữa tỉnh Lâm Đồng và TP HCM giai đoạn 2017-2019 cũng đã được triển khai.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hiện nay 70% sản lượng rau, 60% sản lượng hoa hiện nay vào TP HCM. Kế hoạch đặt ra là diện tích ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp của tỉnh phấn đấu đạt 25%, hiện mới chỉ 17%. Hiện nay 29 chuỗi rau, 17 chuỗi hoa an toàn theo VietGAP sản phẩm nông nghiệp an toàn được cung ứng cho TP. HCM.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TP, cho biết hiện nay 80% thực phẩm vào TP. HCM nhập vào từ các tỉnh thành. Hiện nay tình trạng lạm dụng, trà trộn, đội lốt sản phẩm của tỉnh Lâm Đồng nên TP quản lý khó khăn. Theo bà Lan, việc này cần chấm dứt và làm sao sản phẩm của người nông dân Lâm Đồng đến với TP vẫn còn nguyên giá trị. Mục tiêu các doanh nghiệp phải trách nhiệm hơn nữa về sản phẩm của mình. “Hơn hết là thúc đẩy doanh nghiệp, nông dân và toàn xã hội cùng hướng đến một nền sản phẩm nông nghiệp xanh, bền vững vì sức khỏe người dân Việt và tương lai cho thế hệ sau”, bà Lan nhấn mạnh.

“Nông sản Đà Lạt khi đưa xuống TP.HCM vẫn còn tình trạng bị trà trộn, đội lốt, giả sản phẩm Đà Lạt” – bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm (BQL ATTP) cho biết trong buổi ký kết với Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng về việc phối hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản đảm bảo ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản giai đoạn 2017 – 2019 chiều ngày 26/8.

Theo bà Phong Lan, nhiệm vụ của Ban là đảm bảo ATTP cho bữa ăn của người dân TP. Biện pháp hữu hiệu để triển khai nhiệm vụ này là tăng cường phòng chống thực phẩm bẩn, xây dựng thực phẩm sạch. Trong đó đặc biệt chú trọng đến chuỗi thực phẩm an toàn từ trang trại đến chế biến, kinh doanh, phân phối…

“Hơn 80% thực phẩm đưa vào TP. HCM là từ các tỉnh. Do đó, TP rất quan tâm đến vấn đề ATTP. Thời gian qua, TP. HCM đã triển khai rất nhiều đề án quản lý thực phẩm như truy xuất nguồn  gốc thịt heo, truy xuất nguồn gốc rau củ quả…, giám sát thực phẩm ngay từ nguồn. Nông sản tỉnh Lâm đồng vào TP với số lượng lớn, có mặt từ kênh hiện đại đến chợ truyền thống. Chính vì uy tín nông sản Lâm Đồng nên đã có sự sự lạm dụng, trà trộn với những nông sản khác, đội lốt là nông sản của Lâm Đồng nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Trách nhiệm đảm bảo ATTP là một trong những mục tiêu của BQL. Tuy nhiên, nếu chỉ kiểm tra, xử phạt cơ sở sai phạm thì không căn cơ, không hiệu quả lâu dài.

Phải làm sao để từng doanh nghiệp, từng cơ sở và người dân cùng tham gia thì việc quản lý ATTP mới phát huy tác dụng. Phía tỉnh Lâm Đồng cũng cần kiểm soát về dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm, quy trình đóng gói bao bì… nhằm đảm bảo thương hiệu nông sản của nông dân Đà Lạt vẫn giữ được uy tín từ trước đến nay”- bà Lan nhấn mạnh.

Trong giai đoạn từ 2017 – 2019, BQL ATTP TP sẽ hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản an toàn; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nông sản an toàn của Lâm Đồng được vào các kênh phân phối của TP. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ phối hợp cùng TP kiểm tra, giám sát ATTP nông lâm thủy sản.

Ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cam kết: “Tỉnh sẽ siết chặt hơn nữa vấn đề đầu ra của nông sản ngay từ các trang trại, nhà vườn khi sản phẩm đưa đến TP. HCM. Lâm Đồng cam kết sẽ cung ứng nông lâm thủy sản.(theo An Dương (T/h))

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *