Quy trình đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu keo dán tại CAO Media
Đăng ký bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu sản phẩm không phải là một thủ tục bắt buộc nhưng đó là cách mà các thương hiệu nổi tiếng lựa chọn để bảo hộ cho tên mà mình đã góp công sức xây dựng.
Trong bài viết dưới đây, CAO Media sẽ hướng dẫn Quý khách hàng đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu keo dán nhanh chóng và chính xác. Cùng tìm hiểu nhé.
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau. Là quốc gia phát triển sau, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm mang tính khái quát, bao trùm hơn:
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009)
Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau.
Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà chỉ đưa ra các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu keo dán gồm
– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN; (Số lượng: 02 bản).
– 08 bản mẫu nhãn hiệu.
– Danh sách các sản phẩm và dịch vụ áp dụng nhãn hiệu;
– Giấy ủy quyền (nếu có).
“Mẫu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu đang thực hiện tại CAO Media”
Các giai đoạn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu keo dán
Giai đoạn 1: Tra cứu nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ được tra cứu trên thư viện trực tuyến về sở hữu công nghiệp.
Giai đoạn 2: Nộp đơn
Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đơn đăng ký nhãn hiệu đến:
- Văn phòng Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục SHTT) tại Thành phố Hà Nội;
- Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 3: Thẩm định hình thức đơn
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Giai đoạn 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
– Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
– Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Giai đoạn 5: Thẩm định nội dung đơn
Là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn thẩm định nội dung: 14 – 16 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó; Cục SHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký.
+ Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
+ Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời; khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Giai đoạn 6: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; và người nộp đơn nộp phí; lệ phí đầy đủ; đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
⇒ Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên), được gia hạn hiệu lực với số lần không hạn chế.
Tại sao cần đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu?
– Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng quyết liệt. Để khẳng định và bảo vệ nhãn hiệu của công ty; cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể.
– Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ ngăn các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của bạn một cách trái phép hoặc đăng ký một nhãn hiệu tương tự. Là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm của các chủ thể khác trên thị trường.
– Hơn nữa, công ty của bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ việc ký kết các hợp đồng li-xăng (license); hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu đã đăng ký của bạn như một loại tài sản của công ty.
Thông tin liên hệ dịch vụ tại CAO Media
Trên đây là những thông tin về đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu keo dán theo quy định. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền một cách NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN.
Vui lòng liên hệ CAO Media qua các số điện thoại: 0903 145 175 – 0903 145 178 để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!
»»» Chủ đề liên quan:
- Nơi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khu cắm trại
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu vang trắng mất bao lâu?
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo bánh mì chuối tại C.A.O Media
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho bánh mì khoai tây tại C.A.O Media
- Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho logo bánh mì bơ tỏi
- Đăng ký nhãn hiệu cho dưa món ngâm đóng hộp đơn giản nhất
- Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu măng chua ngâm
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa pate đóng hộp ở đâu?
- Trình tự đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho cá trứng đóng hộp mới nhất
- Tư vấn đăng ký nhãn hiệu bánh bao
- Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bánh trung thu gồm bao nhiêu giai đoạn?