Thực hiện xin giấy phép xuất khẩu cho mặt hàng thủy hải sản
Giấy phép xuất khẩu là giấy phép được cơ quan chức năng cấp cho thương nhân xuất khẩu khi có yêu cầu. Việc xin giấy phép xuất khẩu cho mặt hàng thủy hải sản là điều kiện mà doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để đảm bảo tính pháp lý cũng như chất lượng sản phẩm đối với đơn vị nhập khẩu. Tuy nhiên, cần tùy thuộc vào yêu cầu của nước nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện giấy phép sao cho chính xác nhất. Bài viết hôm nay, C.A.O sẽ giới thiệu đến doanh nghiệp 02 loại giấy phép xuất khẩu được yêu cầu nhiều nhất cho mặt hàng thủy hải sản.
Các giấy phép xuất khẩu thủy hải sản
»» Khi thực hiện xin giấy phép xuất khẩu cho mặt hàng thủy hải sản doanh nghiệp phải nắm rõ những yêu cầu từ nước nhập khẩu để biết chắc chắn loại giấy phép doanh nghiệp mình cần xin là giấy phép nào. Dưới đây là 2 loại giấy phép xuất khẩu thông dụng nhất, C.A.O muốn đưa đến cho doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy phép lưu hành tự do (Certificate Of Free Sale – CFS)
- Là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
- Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)
- Là cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Thực hiện xin giấy phép xuất khẩu cho mặt hàng thủy hải sản
Các bước xin giấy phép lưu hành tự do – CFS tại C.A.O
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; (đối với sản phẩm là thực phẩm)
- Hồ sơ tự công bố sản phẩm; (tùy vào sản phẩm doanh nghiệp muốn xuất khẩu)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm; (còn thời hạn trong vòng 06 tháng)
- Nhãn xuất khẩu của sản phẩm
Bước 2: Xây dựng hồ sơ
- Sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng như nêu ở Bước 1, C.A.O sẽ tiến hành xây dựng hồ sơ xin giấy phép lưu hành tự do – CFS dưới tên của doanh nghiệp
- Gửi hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ký tên – đóng dấu theo đúng quy định
Bước 3: Nộp hồ sơ
- Tùy vào loại sản phẩm C.A.O sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan thích hợp cho doanh nghiệp: Bộ Công Thương, Bộ Y Tế hoặc Bô Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Bước 4: Nhận giấy phép
- C.A.O trực tiếp nhận giấy phép tại cơ quan chức năng và giao cho khách hàng
Các bước xin giấy chứng nhận y tế – HC tại C.A.O
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Hồ sơ tự công bố sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm có số lô; (còn thời hạn trong vòng 06 tháng)
- Nhãn xuất khẩu của sản phẩm
Bước 2: Xây dựng hồ sơ
- Sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng như nêu ở Bước 1, C.A.O sẽ tiến hành xây dựng hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế – HC dưới tên của doanh nghiệp
- Gửi hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ký tên – đóng dấu theo đúng quy định
Bước 3: Nộp hồ sơ
- Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế được nộp tại Bộ Y Tế
Bước 4: Nhận giấy phép
- C.A.O trực tiếp nhận giấy phép tại cơ quan chức năng và giao cho khách hàng
Thời gian xin giấy phép xuất khẩu cho mặt hàng thủy hải sản
- Giấy phép lưu hành tự do được thực hiện từ 05 – 07 ngày làm việc và có thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp
- Giấy chứng nhận y tế được thực hiện từ 10 – 12 ngày làm việc và có thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp
Liên hệ dịch vụ
Để biết thêm về trình tự xin giấy phép xuất khẩu cho mặt hàng thủy hải sản cũng như các sản phẩm khác, hãy liên hệ ngay với C.A.O Media để được tư vấn miễn phí về quy định, thủ tục và cung cấp dịch vụ trọn gói nhé!
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O
- Địa chỉ: 44 Nguyễn Văn Dung, Phường 06, Quận Gò Vấp, Tp HCM
- Hotline: 0903 145 178
- Mail: info@giayphepantoanthucpham.com