Các loại giấy phép để kinh doanh quán cơm tại Tp HCM

Các loại giấy phép để kinh doanh quán cơm tại Tp HCM

Với cuộc sống tập nập hiện tại, con người hầu như không có thời gian chuẩn bị những món ăn tươm tất cho một bữa ăn. Để tránh những bữa ăn tiện lợi bằng các loại thức ăn nhanh, người tiêu dùng đã chọn cho mình những quán cơm từ bình dân cho đến nhà hàng sang trọng để thưởng thức bữa ăn ngon. Hiện nay, người tiêu dùng có thể tìm được rất nhiều những quán cơm trên các đường phố Sài Gòn và điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất đó chính là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong quán cơm. Hiểu được nỗi lo của người tiêu dùng, cơ quan chức năng yêu cầu chủ cơ sở thực hiện đầy đủ giấy phép để kinh doanh quán cơm thì mới được phép đi vào hoạt động một cách hợp pháp.

Đầy đủ giấy phép để kinh doanh quán cơm

Giấy phép kinh doanh

Thành lập hộ kinh doanh

  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Khi tiếp nhận hồ sơ; cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ,
  • Nếu sau năm ngày làm việc; kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Thành lập công ty

Doanh nghiệp tư nhân: 
  • Sẽ do một cá nhân bỏ vốn đầu tư thành lập. Doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân, không có sự tách biệt về tài sản giữa cá nhân góp vốn và doanh nghiệp. Thành viên phải chịu trách về các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình;
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên: 
  • Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức; số lượng thành viên là một. Khác với doanh nghiệp tư nhân, loại hình công ty này sẽ có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp; thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp.
Giấy phép đăng ký kinh doanh (Ảnh C.A.O)
Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: 
  • Số lượng thành viên góp vốn tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên. Thành viên góp vốn cũng có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Loại hình doanh nghiệp này cũng có tư cách pháp nhân, thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp. Ngoài ra công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quyền phát hành trái phiếu; (ghi nhận khoản nợ của công ty với tổ chức, cá nhân khác)
Công ty cổ phần:
  •  Số lượng thành viên góp vốn tối thiểu phải là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân; có sự tách biệt tài sản nên cổ đông góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp. Đối với loại hình doanh nghiệp này thì các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.
Công ty hợp danh: 
  • Phải có tối thiểu 2 thành viên hợp danh; ngoài ra có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh thì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; còn thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Định nghĩa

  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; (hay còn gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm); là một loại Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề liên quan đến thực phẩm.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh C.A.O)

Hồ sơ thực hiện

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm hoặc quy trình bảo quản và bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến; kinh doanh thực phẩm
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp chế biến; kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột; (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn); của người trực tiếp chế biến thực phẩm.

C.A.O Media là đơn vị trực tiếp thực hiện giấy phép để kinh doanh quán cơm cho doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đầy đủ cho cơ sở đảm bảo kinh doanh một cách hợp pháp. Doanh nghiệp hãy liên hệ với C.A.O qua hotline 0903.145.178 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *