Các quy định liên quan đến việc chuyển nhượng nhãn hiệu
Chuyển nhượng nhãn hiệu, hay nói chính xác hơn là chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển nhượng này chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Vậy cụ thể, việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được thực hiện như thế nào? Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm những giấy tờ gì? Hãy cùng CAO Media theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu các quy định liên quan đến thủ tục này nhé.
Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu gồm
+ Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng;
+ Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cần phải nộp kèm theo hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó.
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung.
“Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do CAO Media thực hiện cho khách hàng”
Quy trình và thời gian thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu
– Chủ sở hữu hoặc bên nhận chuyển nhượng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ tại một trong các điểm tiếp nhận sau:
- Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội. Địa chỉ: 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng. Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Tầng 7, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
– Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp đơn, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ và đưa ra một trong hai kết quả sau:
- Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và công bố trên Công báo SHCN. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho người nộp đơn; hoặc
- Ra Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Có nêu rõ lý do.
Dịch vụ liên quan đến đăng ký nhãn hiệu tại CAO Media
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục các vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu như: tư vấn phân nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa) theo bảng phân loại Nice XI của quốc tế; tư vấn tra cứu nhãn hiệu; để xác định khả năng nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký có tương tự hoặc trùng lắp với nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục SHTT hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam; tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu hàng hóa; tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục gia hạn, cấp lại, cấp sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Thu thập thông tin, nhu cầu của khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ, gửi khách hàng ký tên, đóng dấu (nếu có)
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đến Cục SHTT.
- Nhận kết quả và giao tận nơi cho khách hàng.
Thông tin liên hệ dịch vụ
Trên đây là những thông tin về chuyển nhượng nhãn hiệu theo quy định. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu một cách NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN. Vui lòng liên hệ CAO Media qua các số điện thoại 0903 145 175 – 0903 145 178 để biết thêm thông tin chi tiết.
» Dịch vụ liên quan:
- Hướng dẫn đăng ký bản quyền tác giả logo thương hiệu nồi cơm điện
- Thẩm quyền cấp phép bảo hộ nhãn hiệu cho logo thương hiệu phòng khám nha khoa
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho bánh mì khoai tây tại C.A.O Media
- Tại sao nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tã bỉm cho trẻ?
- Tư vấn doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu nước tăng lực chi tiết
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu quán nhậu căn cứ theo quy định mới
- Đăng ký thương hiệu yến sào tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Đăng ký logo thương hiệu quán bún bò huế – cần thiết hay không?
- Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ xây dựng – các thông tin cần biết