Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng tiện lợi

XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CỬA HÀNG TIỆN LỢI

Những thủ tục cần thiết khi tiến hành thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng tiện lợi. C.A.O tư vấn đến khách hàng những thông tin cần thiết thực hiện giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng tiện lợi

Các cửa hàng tiện lợi này khi đi vào hoạt động bắt buộc phải  xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh cửa hàng tiện lợi và chưa biết thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào, hãy cùng CAO Media tham khảo qua bài viết này nhé. Chúng tôi cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất.

Quyền và nghĩ vụ cá nhân kinh doanh thực phẩm trong cửa hàng tiện lợi 

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:

  • Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
  • Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:

  •  Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
  •  Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
  • Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
  • Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
  • Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn
  •  Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
  • Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.
    Cửa hàng tiện lợi xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh C.A.O)

Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm

  1. Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây:
  • Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy
  • cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.

2.Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:

  • Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
  • Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.

Hồ sơ đăng ký xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho cửa hàng tiện lợi
  • Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm,
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở trong khu vực kinh doanh
  • Sơ đồ quy trình bảo quản, vận chuyển, bày bán thực phẩm
  • Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Trên đây là thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng tiện lơi, nếu vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ với C.A.O nhé qua sdt 0903145178 để được tư vấn hổ trợ dịch vụ

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *